CFO là gì? Tổng hợp những kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Ngày đăng 27-08-2021
CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì? CFO giúp được gì cho doanh nghiệp?… Rất nhiều câu hỏi xoay quanh thuật ngữ này. Hiểu đơn giản, CFO là nhân vật mấu chốt nắm nhiệm vụ quản lý; kê khai; và xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Có thể nói, CFO đóng vai trò khá lớn đối với các doanh nghiệp trong vấn đề quản lý và vận hành tài chính. Để hiểu hơn về thuật ngữ CFO; cũng như các kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.


► Xem thêm: Trách nhiệm của giám đốc tài chính CFO trong kỷ nguyên số 4.0

CFO là gì? Vai trò và công việc cụ thể của một CFO là gì?

CFO là gì?

Câu hỏi đầu tiên nhận được rất nhiều sự quan từ phía bạn đọc: CFO là viết tắt của từ gì? CFO là viết tắt của Chief Finance Officer.

CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì?
CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì?

Vậy, CFO là gì? CFO chỉ vị trí Giám đốc tài chính của các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp này có thể thuộc nhiều lĩnh vực, mô hình, quy mô,… khác nhau.

Một CFO cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và xử lý thông tin, dữ kiện, cũng như các mối quan hệ hay vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo xây dựng những kế hoạch tài chính tối ưu theo từng giai đoạn; cũng như khai thác, quản lý và chi trả nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

Ngoài ra, khác với những kế toán thông thường; một CFO chuyên nghiệp cần phải luôn dự tính các kế hoạch dự báo tài chính tương lai. Hay đưa ra những cảnh báo các nguy cơ gây hại, rủi ro cho doanh nghiệp. Thông qua tư duy phân tích tài chính chuyên nghiệp.

Vai trò của CFO là gì?

Các vai trò và nhiệm vụ quản lý của CFO là gì? Hỗ trợ doanh nghiệp những vấn đề gì? Nhìn chung, vai trò của CFO đối với doanh nghiệp được chia thành 3 vai trò chính: Vai trò quản lý giám sát; vai trò quản lý quan hệ khách hàng và đối tác; vai trò quản lý nhiệm vụ cải tiến và tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp.

 Quản lý giám sát tài chính

Một Giám đốc tài chính – CFO chuyên nghiệp sẽ là người nhanh chóng đưa ra những giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt vốn; hay các vấn đề phát sinh liên quan đến tài chính doanh nghiệp. CFO có vai trò lãnh đạo và đưa ra những nhận định, đánh giá, hay dự đoán tương lai về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ những dự đoán này, CFO sẽ tiếp tục tính toán và lựa chọn các giải pháp, kế hoạch để xử lý tình huống xấu; và phát triển doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn.

 Quản lý quan hệ khách hàng và đối tác

Đối với quản lý quan hệ khách hàng và đối tác, vai trò của CFO là gì?

Hiểu đơn giản, CFO sẽ thực hiện quản lý các giao dịch với khách hàng, và đối tác. Một CFO chuyên nghiệp có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện; đảm bảo lợi ích cả đôi bên. Giúp khách hàng và đối tác có thể đặt lòng tin vào doanh nghiệp; hướng đến những giải quyết nhanh chóng, chính xác và hiệu quả khi có những vấn đề diễn ra.

Có thể thấy, vị trí của CFO được ví như một nhà ngoại giao. Là điểm then chốt tạo ra những ảnh hưởng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời quyết định mối quan hệ then chốt bền vững của doanh nghiệp với các bên đối tác và khách hàng.

 Quản lý nhiệm vụ cải tiến và tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp

Đối với vấn đề quản lý nhiệm vụ cải tiến và tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp, vai trò của CFO là gì?

Như đã giải thích ở các phần trên; CFO là người đi đầu trong vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ dự đoán và đưa ra các chiến lược sáng tạo, đổi mới để tối ưu hóa kế hoạch tài chính; giúp doanh nghiệp phát triển vững bền và lâu dài. Thông qua các báo cáo, phân tích tài chính; cũng như các kế hoạch tài chính mà CFO đưa ra. Ban lãnh đạo và điều hành cấp cao sẽ xem xét, phê duyệt và đưa ra những định hướng phù hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp.

Vì vậy, ngoài đóng vai trò then chốt tỏng quản lý tài chính; CFO cũng có vai trò như một nhà tư vấn chiến lược cho các bộ phận cấp cao hơn của doanh nghiệp.

Khi tư vấn chiến lược, các CFO phải đảm bảo bám sát và tuân thủ nghiệm ngặt các quy định trong báo cáo tài chính. Một CFO chuyên nghiệp phải có khả năng tư duy cao và phải trình bày rành mạch các báo cáo số liệu. Họ phải luôn chắc chắn phân tích và đánh giá chính xác tình hình tài chính; cũng như đưa ra chiến lược phát triển tài chính phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp và những biến động của thị trường.

► Xem thêm: Những đổi mới trong vai trò của CFO khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ

Công việc cụ thể của CFO là gì?

Với vai trò và trọng trách quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng cụ thể, các công việc chi tiết của CFO là gì?

 Các công việc chi tiết của CFO là gì?
Các công việc chi tiết của CFO là gì?

Có thể nắm rõ các công việc cụ thể của một CFO như sau:

  • ✔ Xác định những yếu điểm, những vấn đề cần khắc phục trong các hoạt động kinh doanh bằng cách phân tích và đánh giá hiệu quả từ những hoạt động tài chính
  • ✔ Đóng vai trò cố vấn tài chính cho ban lãnh đạo cấp cao, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động doanh nghiệp bền vững với mức lợi nhuận cao
  • ✔ Quản lý tài chính và thực hiện phân tích; tổng hợp các báo cáo liên quan đến tài chính
  • ✔ Quản lý các hoạt động thanh toán công nợ của doanh nghiệp; đảm bảo luôn tối ưu chỉ số thanh khoản cho doanh nghiệp
  • ✔ Đảm bảo các hoạt động và kế hoạch để gia tăng chỉ số ROI
  • ✔ Phối hợp công việc cùng nhiều phòng ban để đảm bảo quảng bá doanh nghiệp hiệu quả nhưng vẫn phải cân đối với mức ngân sách doanh nghiệp
  • ✔ Quản lý các hoạt động kiểm toán
  • ✔ Thực hiện các yêu cầu liên quan đến tài chính từ cấp trên

Tổng hợp những kỹ năng để trở thành CFO chuyên nghiệp

Để trở thành một CFO chuyên nghiệp, ngoài việc hiểu được những khái niệm, vai trò và công việc của CFO là gì. Bạn cần phải nắm vững một số kỹ năng chuyên môn. Để dễ nắm bắt hơn, có thể chia thành 3 nhóm kỹ năng chính:

Kỹ năng chuyên môn

Các kỹ năng chuyên môn dành cho một CFO, có thể kể đến như:

  • ✔ Kỹ năng phân tích tài chính: CFO cần phải nắm chắc kỹ năng phân tích, kiểm soát và nắm bắt tình trạng tài chính tổng thể và chi tiết của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra lỗ hổng tài chính; phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn sắp và nhanh chóng đưa ra các kế hoạch đối phó
  • ✔ Kỹ năng quản lý dòng tiền: Kỹ năng quản lý dòng tiền giúp CFO ngăn chặn tình trạng phá sản, vỡ nợ,… cho doanh nghiệp. Đây được xem là kỹ năng tối quan trọng mà một giám đốc tài chính cần phải nắm vững.
  • ✔ Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Chi tiêu hiệu quả và tiết kiệm là điều tối thượng mà các doanh nghiệp đều hướng đến. Vì vậy, một CFO chuyên nghiệp phải tạo được kế hoạch chi tiêu hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất, vận hành doanh nghiệp.
  • ✔ Kỹ năng quản lý tài chính cho dự án: Ngoài lập kế hoạch chi tiêu, CFO còn có nhiệm vụ tìm ra giải pháp tài chính phù hợp với các dự án. Nhằm đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả dòng tiền cho được đầu tư trong từng dự án.

Kỹ năng mềm

Ngoài các kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ quản lý tài chính; một CFO chuyên nghiệp cần phải đảm bảo tối ưu các kỹ năng về quản lý. Trong đó bao gồm các kỹ năng mềm để quản lý nhân sự và các hoạt động công việc. Cụ thể như:

  •  Kỹ năng quan sát và nắm bắt: Một CFO chuyên nghiệp là người luôn có con mắt quan sát tinh tường. Luôn nắm bắt sự việc nhanh nhạy và kỹ lưỡng; mà không chỉ nhìn vào bề nổi của vấn đề
  •  Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi các vấn đề phát sinh hay rủi ro liên quan đến tài chính diễn ra. CFO cần phải đảm bảo điềm tĩnh, tự tin giải quyết mọi vấn đề; ngăn chặn tối đa các ảnh hưởng đến với doanh nghiệp
  • ✔ Kỹ năng quản lý tập trung: Khi một dự án hay công việc diễn ra; CFO cần tập trung tạo nên hiệu quả công việc. Hạn chế tối đa vấn đề sa đà, phân tâm hay tham công tiếc việc; làm quán nhiều việc cùng lúc
  • ✔ Kỹ năng ứng biến nhanh nhạy: Đi đôi với vấn đề nắm bắt và quan sát tinh tường; nhà quản lý cần đảm bảo luôn nhanh nhạy trong việc giải quyết & đối phó với các tác vụ xấu. Điều này phải được rèn luyện, mài dũa và dự toán các kế hoạch dự trù
  •  Kỹ năng thuyết phục: Đối với vấn đề ngoại giao, CFO đóng vai trò quan trọng trọng trong đàm phán và kết nối với khách hàng. Vì vậy, họ cần trang bị kỹ năng thuyết phục, ứng phó và ăn nói lưu loát

Kỹ năng sử dụng công nghệ số

Một kỹ năng tối quan trọng đối CFO trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay đó là: Kỹ năng sử dụng và thông hiểu công nghệ số; và phân tích dữ liệu phức tạp từ hệ thống công nghệ.

 CFO cần trang bị kỹ năng sử dụng và thông hiểu công nghệ số
CFO cần trang bị kỹ năng sử dụng và thông hiểu công nghệ số

Theo khảo sát của Accenture Strategy; gần 1/3 trong tổng số CFO được khảo sát đã báo cáo rằng: Các khoản đầu tư tài chính dành cho kỹ thuật số đã cải thiện và làm thay đổi mạnh mẽ các hoạt động vận hành doanh nghiệp của họ.

Đặc biệt, để nhiều CFO đã ứng dụng công nghệ “nghiền dữ liệu” (Data Crunching) để phân tích dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, dự báo và quản lý rủi ro từ các nguồn dữ liệu lớn (Big Data); cũng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhờ có sự xuất hiện của công nghệ, các CFO đã nắm bắt các rủi ro, cũng như quản lý rủi ro và đối phó với rủi ro dễ dàng hơn.

Hơn nữa, hiện nay yêu cầu đối với các CFO trong tương lai không chỉ là những nghiệp vụ liên quan đến quản lý tài chính. Mà còn phải đảm bảo hiểu biết tất cả các khía cạnh tổ chức doanh nghiệp. Bao gồm chuỗi cung ứng; xu hướng kinh doanh; vĩ mô kinh tế;… và nhiều vấn đề liên quan khác. Vì vậy, kỹ năng sử dụng công nghệ số được xem là một bền tảng vững bền giúp CFO điều hành và quản lý vận hành hiệu quả.

► Xem thêm: CFO cần nắm vững điều gì khi lập kế hoạch dự báo tài chính cho doanh nghiệp?

Tạm Kết

Ở bài viết này, ASOFT đã tập hợp mọi dữ liệu thông tin; nhằm hỗ trợ bạn đọc nắm bắt rõ ràng các câu hỏi: CFO là gì? Vai trò và nhiệm vụ của CFO đối với doanh nghiệp là gì? Các kỹ năng nào để trở thành CFO chuyên nghiệp?…

Ngoài ra, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt xử lý công nghệ thông tin đối với nghiệp vụ quản lý tài chính; cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để CFO hỗ trợ doanh nghiệp tiến bước đến thành công.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về Phần mềm quản trị tài chính ASOFT-TĐăng ký ngay, hoặc liên hệ hotline 1900 6123 để nhận tư vấn hoặc demo miễn phí.

► Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch tài chính?

Ban Biên Tập ASOFT.