Một số ý kiến về phương pháp hạch toán, trình bày chênh lệch thuế thu nhập (Phần 2)

Ngày đăng 15-01-2013
Những nội dung phần 1 cho thấy theo chuẩn mực kế toán quốc tế và của một số quốc gia trên thế giới đều có những quy định cụ thể cho việc hạch toán và trình bày chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy cách xử lý của Việt Nam liên quan đến vấn đề này cần kế thừa kinh nghiệm của thế giới nhưng cần phải chú ý đến những đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam.Việc hạch toán và trình bày chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam có thể được tiến hành như sau
Bước 1: Phân loại các khoản chênh lệch. 

 Dựa trên các định nghĩa về chênh lệch trình bày ở mục 1, chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế trong các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể được phân loại như trên tức bao gồm : 

- Chênh lệch lợi nhuận thường xuyên 
- Chênh lệch lợi nhuận tạm thời: 

Bước 2: Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. 

 Do hiện nay, trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam chưa có tài khoản riêng dùng để ghi nhận chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp.Vì vậy để phản ảnh chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng tài khoản: 

° 138 (1388): Đối với chênh lệch thuế TNDN phải thu 
° 338 (3388): đối với chênh lệch thuế TNDN phải trả 

Phương pháp hạch toán có thể chia thành các trường hợp sau: 

Trường hợp 1: Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu 

Nợ TK 421 - Lãi chưa phân phối:  Thuế TNDN trình bày trên bảng kết quả kinh doanh 
Nợ TK chênh lệch thuế TNDN phải thu:  Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp 
Có TK 333 (3334)- Thuế TNDN :  Thuế TNDN phải nộp trên báo cáo thuế 
 
Trường hợp 2: Hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả 

Nợ TK 421 - Lãi chưa phân phối:  Thuế TNDN trình bày trên bảng kết quả kinh doanh 
Có TK 333 (3334)- Thuế TNDN:  Thuế TNDN phải nộp trên báo cáo thuế 
Có TK chênh lệch thuế TNDN phải trả:  Chênh lệch thuế TNDN 
 
 - Bút toán cấn trừ chênh lệch thuế TNDN phải thu và chênh lệch thuế TNDN phải trả giữa các kỳ kế toán: 

Nợ TK chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả 
Có TK chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu 
 
Bước 3: Trình bày chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Tuỳ thuộc tính chất phải thu hay phải trả, khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày hoặc bên tài sản hoặc bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, cụ thể: 

° Chênh lệch thuế TNDN phải thu sẽ được trình bày ở khoản mục bên phần Tài sản của bảng cân đối kế toán.  
° Chênh lệch thuế TNDN phải trả sẽ được trình bày ở khoản mục bên phần Nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.  

 Tóm lại, tương tự như các quốc gia trên thế giới tại Việt Nam, giữa thuế và kế toán đã, đang và sẽ tồn tại nhiều khác biệt liên quan đến việc xác định doanh thu, thu nhập và chi phí. Từ đó đã dẫn đến có sự chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên số liệu kế toán với thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên các nguyên tắc, quy định của thuế. Vì vậy, việc thiết lập các nguyên tắc, quy định cho việc xử lý, ghi nhận và trình bày các khoản chênh lệch thuế thu nhập là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết rốt ráo vấn đề này, Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành Chuẩn mực kế toán “Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp” làm nền tảng cho việc lập hạch toán và trình bày chênh lệch thuế TNDN các doanh nghiệp được thống nhất.
(BBT ASOFT tổng hợp và biên soạn)