Vì sao doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch tài chính?

Ngày đăng 09-09-2021
Tài chính được xem là một trong nguồn lực tối quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ không thể phát triển toàn diện; nếu không có kế hoạch quản trị tài chính phù hợp và đáng tin cậy. Chính vì vậy, để định hướng và cân bằng tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp; ban lãnh đạo cần nghiêm túc lập kế hoạch tài chính bài bản và chính xác nhất. Nhằm hạn chế những sai phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.


► Xem thêm: CFO là gì? Tổng hợp những kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Lập kế hoạch tài chính là gì?

Lập kế hoạch tài chính hiểu đơn giản tức là lập kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiến phân bổ nguồn vốn
Lập kế hoạch tài chính là lập kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiến phân bổ nguồn vốn hiệu quả

Lập kế hoạch tài chính hiểu đơn giản tức là lập kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiến phân bổ nguồn vốn; cũng như xác định cách thức sử dụng tài chính để đáp ứng nhiệm vụ và định hướng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Một kế hoạch tài chính đáng tin cậy sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng thực hiện các kế hoạch mỗi ngày theo đúng tiến độ đề xuất. Cho phép nhà quản lý so sánh, thống kê số vốn dự kiến ban đầu với kết quả thực tế. Từ đó và mang lại những thông tin quan trọng hiệu quả tài chính và tổng thể hoạt động của doanh nghiệp.

8 Nguyên nhân cho thấy lập kế hoạch tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp

 Kế hoạch tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệ
Kế hoạch tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệ

1. Xác định tính khả thi trước khi đầu tư kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp vì không có kế hoạch và định hướng vận hành rõ ràng; đã phải vướng nhiều khó khăn ngay sau khi tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh. Lúc này, họ dần phát hiện ra: Lập kế hoạch quản trị tài chính là điều cấp thiết để duy trì doanh nghiệp ổn định. Song, để lập kế hoạch tài chính tối ưu cho các hoạt động đầu tư kinh doanh; doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ càng qua nhiều công đoạng và yếu tố khác nhau. Nhằm đảm bảo tính chính xác, khả thi và thành công trong việc quản trị các hoạt động doanh nghiệp.

Mặt khác, ở trường hợp các tài nguyên nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà quản lý; nhà quản lý thiếu kinh nghiệm hay sự bất ổn của thị trường tác động lớn đến doanh nghiệp;… Thì lúc này, một kế hoạch tài chính tối ưu sẽ phát huy hết công sức quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp. Cũng từ bạn kế hoạch này, nhà quản lý có thể so sánh với mặt bằng thị trường chung; nhận thấy những điểm khác biệt trong định giá sản phẩm/ dịch vụ hay các hoạt động vận hành doanh nghiệp. Từ đó có thể điều chỉnh hợp lý; tăng cao sức cạnh tranh để phát triển bền vững.

2. So sánh điểm khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế

Sau khi lập kế hoạch tài chính; nhà quản lý cho thể kiểm soát và so sánh kết quả sử dụng tài chính thực tế so với các khoản ngân sách được dự báo chi tiết kế hoạch tài chính ban đầu. Khi đó, nhà quản lý có thể kịp thời phát hiện những sai sót hay sự chênh lệch quá lớn; dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết để quay lại đúng với lộ trình.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp không thể đạt được doanh thu như dự kiến ban đầu. Thì có thể là do các dự đoán tài chính đều sai; hay các chiến dịch tiếp thị không đạt được hiệu quả như bạn mong muốn.

Việc lập kế hoạch tài chính cho phép bạn so sánh được hiệu quả của các giả định sau mỗi dự đoán. Giúp doanh nghiệp nhận ra những lý do khiến các kỳ vọng và triển khai thực tế lại có sự chênh lệch lớn. Từ đó hiểu được những sai phạm; và thay đổi để phát triển tốt hơn.

3. Dự báo tài chính cần sử dụng

Để duy trì nguồn vốn ổn định, và kịp thời giải ngân khi cần thiết; doanh nghiệp cần phải có một bản kế hoạch dự báo tài chính chi tiết cho tương lai. Các dự báo tài chính này sẽ cho phép doanh nghiệp định hướng được khoản chi phí cần đầu tư; cũng như thời điểm cần sử nguồn vốn đầu tư. Nhờ đó kịp thời xoay chuyển dòng tiền; hạn chế tối đa trường hợp thâm hụt vốn, hay gò bó sự phát triển của doanh nghiệp do không xoay kịp vốn đầu tư.

Một kế hoạch dự báo tài chính cũng thể hiện được những thiếu hụt có khả năng xảy ra từ đâu; nhằm giúp nhà quản lý kịp thời điều chỉnh; hay tìm nguồn tài trợ/ nguồn đầu tư mới; cũng như chuẩn bị sẵn các khoản tiền dự phòng khác. Điển hình như: các khoản vay; quỹ tiết kiệm;… để trang trải sự thâm hụt tiền mặt trong vấn đề đầu tư và vận hành.

► Xem thêm: CFO cần nắm vững điều gì khi lập kế hoạch dự báo tài chính cho doanh nghiệp?

4. Thu hút nhà tài trợ và đầu tư

Hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến các tổ chức để kêu gọi góp vốn đầu tư hoặc cho vay, tài trợ. Lúc này, các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng/ ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp trình bày các kế hoạch kinh doanh để xem xét độ tin cậy. Trong đó bao gồm: báo cáo tài chính; dự đoán tài chính; kế hoạch quản lý tài chính; giả định và các kỳ vọng khả thi trong tương lai.

Nếu không chuẩn bị kế hoạch tài chính, hoặc kế hoạch tài chính của doanh nghiệp không thuyết phục; thì khả năng lớn là doanh nghiệp sẽ không nhận được hoặc rất khó để nhận được khoản vay, đầu tư. Nhìn chung, kế hoạch tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Nó thể tình hình tài chính, hình thức tín dụng phù hợp với doanh nghiệp. Đơn cử như nếu doanh nghiệp chỉ kêu gọi số vốn ít hơn 1 triệu USD; thì các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ hoàn toàn không có hứng thú.

5. Lập kế hoạch tài chính giúp quản lý tiền mặt

Biến động vốn là việc diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp. Trong đó, một số doanh nghiệp còn gặp phải tình trạng biến động doanh thu khá phức tạp theo mùa vụ. Điều này khiến tình trạng doanh thu không đồng đều giữa các tháng diễn ra thường xuyên; có khi dồi dào vốn và có khi lại thiếu hụt vốn tiền mặt trầm trọng. Song, nhờ lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp có thể dễ dàng dự tính các chu kỳ và biến động này. Nhờ đó, việc kiểm soát và dự trù các khoản chi tiêu dựa theo từng giai đoạn cũng trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Doanh nghiệp nên kiểm soát và dự trù các khoản chi tiêu dựa theo từng giai đoạn
Doanh nghiệp nên kiểm soát và dự trù các khoản chi tiêu dựa theo từng giai đoạn

Vấn đề quản lý tiền mặt kém là tiền đề dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Điển hình như không thể kịp thời thanh toán lương nhân viên; không thể thanh toán kịp thời các khoản vay và đầu tư; mất cơ hội phát triển;… Hay nặng hơn nữa khi có quá nhiều khoản chi cùng đến một lúc có thể khiến cho doanh nghiệp… phá sản!

Để hạn chế tối đa những sai phạm trong quá trình quản lý tiền mặt; doanh nghiệp nên thiết lập các kế hoạch dự trù hoặc luôn dự trù một quỹ tiền mặt riêng. Ngoài ra. dự trù quỹ tiền mặt còn giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận các cơ hội phát sinh. Đơn cử như cơ hội thu mua hàng tồn kho bất kì lúc nào nếu có nhà cung cấp bất ngờ rao bán với giá giảm tạm thời.

6. Lập kế hoạch định hướng dài hạn

Một số nhà quản lý thường tập trung quá nhiều vào các khủng hoảng doanh nghiệp tức thời, hoặc những vấn đề phát sinh mỗi ngày; mà bỏ qua những kế hoạch phát triển lâu dài. Kết quả là doanh nghiệp phải trả mội cái giá khá đắt khi định hướng quá ngắn hạn. Đó là không đủ thời gian quán xuyến và thiếu kế hoạch định hướng lâu dài để phát triển doanh nghiệp. Dần dẫn đến nhiều sai phạm nghiêm trọng; gây ảnh hưởng không ít đến doanh thu và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trong giới tài chính – kinh doanh.

Một kế hoạch tài chính đáng tin cậy sẽ cho doanh nghiệp nhận rõ những trọng tâm để hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Cho nhà quản lý thấy rõ những khoản đầu tư cần thiết để luôn duy trì vững vàng khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Cũng như luôn trang bị đủ tư chất đối đầu với các đối thủ khác. Tóm lại, một bản kế hoạch tài chính chính xác và đáng tin cậy sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện liên tục hiệu suất kinh doanh và vận hành.

7. Phát hiện xu hướng kịp thời

Trong quá trình kinh doanh, các nhà quản lý thường sẽ có rất nhiều ý tưởng và quyết định khác nhau. Tuy nhiên, thật khó để biết được đâu mới là quyết định giúp doanh nghiệp nhanh chóng chạm đến thành công.

Song, nhờ có việc lập kế hoạch tài chính; doanh nghiệp đã có thể thiết lập các mục tiêu dựa theo từng định lượng và định hướng riêng biệt. Qua đó so sánh các kế hoạch với nhau; đồng thời cập nhật và so sánh kế hoạch với các xu hướng thì trường. Từ các kết quả thu về, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch khả thi nhất; sau đó tiếp tục so sánh kết quả thực tế với dự tính ban đầu. Kết quả cuối cùng sẽ cho nhà quản lý thấy được sự thay đổi hay mối tương quan của các chỉ số; từ đó định hướng được xu hướng kinh doanh và sản xuất phù hợp với doanh nghiệp mình.

Đơn cử như vấn đề tăng hay không tăng chi phí Marketing để thúc đẩy doanh số: Điều tối quan trọng là doanh nghiệp phải nắm rõ xu hướng và thì trường bán hàng của loại sản phẩm mà doanh nghiệp đầu tư. Chẳng hạn như một sản phẩm bán cho doanh nghiệp B2B (nhà phân phối) thì chẳng thể tiếp cận theo cách quảng cáo đại trà cho các khách hàng nhỏ lẻ được.

8. Sắp xếp các khoản chi theo mức độ ưu tiên

Tối ưu hiệu quả của nguồn tài chính và ngân sách được xem là một vấn đề tối quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới thành công. Một doanh nghiệp sở hữu quy trình chi tiêu tài chính bài bản sẽ xác định được mức độ quan trọng và ưu tiên dành cho từng khoản chi tiêu cụ thể. Nhờ đó cải thiện tối đa năng suất, hiệu quả của hoạt động thu chi. Hay vấn đề thâm nhập thị trường và cạnh tranh cũng được đảm bảo an toàn hơn.

Tạm Kết

Lập kế hoạch tài chính nhìn chung là hoạt động luôn được chú trọng triển khai hàng đầu. Việc lập kế hoạch và báo cáo tài chính có thể diễn ra tại nhiều thời điểm trong năm. Tuy nhiên, khoảng “thời gian vàng” cho hoạt động này thường là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này, các báo cáo tài chính sẽ cho doanh nghiệp nhận thấy những thành công và sai phạm trong chiến lược hoạt động của năm cũ; từ đó rút kinh nghiệm và tạo lập các kế hoạch tài chính cho năm mới phù hợp và tối ưu hơn.

Song, để lập kế hoạch tài chính đáng tin cậy nhất; doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của công nghệ. Đặc biệt là hệ thống ghi nhận và tự động đánh giá dữ liệu tài chính.

► Xem thêm: Loại bỏ Excel để dự toán ngân sách bằng những công cụ tối ưu hơn

——————————————————–

Lập kế hoạch tài chính với ASOFT-ERP

Phần mềm Kế toán – Tài chính tổng thể của ASOFT chính là công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ phân tích và dự báo tài chính.

 Phân hệ Kế toán – Tài chính của Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể ASOFT-ERP
Phân hệ Kế toán – Tài chính của Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể ASOFT-ERP

Với những tính năng vượt trội dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như:

  • ✔ Tự động cập nhật các quy định kiểm toán và tài chính theo quy chuẩn mới nhất của nhà nước
  • ✔ Tùy chỉnh phần mềm dựa theo theo đặc thù doanh nghiệp
  • ✔ Cho phép đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: website; mạng xã hội; trang thương mại điện tử;… hay các phòng ban trong cùng doanh nghiệp
  • ✔ Tự động hóa các nghiệp vụ nhập liệu, đối soát, phân tích tài chính
  • ✔ Kết hợp nhiều công nghệ hiện đại như: IoT; Big Data; AI;…
  • ✔ Ứng dụng đa nền tảng, có thể truy cập bất kể thời gian và khoảng cách địa lý
  • ✔ Kết hợp ứng dụng trên nhiều mô hình công nghệ như: Mobile Apps; Điện toán đám mây; Máy chủ tại chỗ;…
  • ✔ …

→ Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ASOFT-ERP

Mời quý doanh nghiệp Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo miễn phí.

► Xem thêm: TOP 15 Phần mềm Kế toán tốt nhất Việt Nam 2021

Ban Biên tập ASOFT