Các yếu tố chính của chiến lược kinh doanh mà doanh doanh nghiệp cần biết

Ngày đăng 26-01-2024
Việc phát triển một chiến lược kinh doanh cân bằng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằng là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp cân nhắc và định hình chiến lược của họ dựa trên bốn yếu tố chính: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển.


Quản trị chiến lược của doanh nghiệp là gì?

 
 
Minh họa về sơ đồ chiến lược của doanh nghiệp theo thẻ điểm cân bằng
 
Công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp không chỉ là việc hoạch định mục tiêu chiến lược theo định kỳ từ 3 đến 5 năm, mà nó còn là các hoạt động truyền thông sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chiến lược tới mọi đối tượng liên quan và đảm bảo định hướng chiến lược được truyền tải đầy đủ trong các chương trình kế hoạch hoạt động năm của doanh nghiệp. Đồng thời, một hệ thống quản trị chiến lược tối ưu cũng cần đảm bảo khả năng cung cấp các thông tin về các biến động từ bên trong nội tại và môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động, tình hình triển khai chiến lược của doanh nghiệp, từ đó đưa ra nhận định, phân tích và kịp thời đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp phương án ứng phó phù hợp.
 

Vai trò của việc hoạch định chiến lược

 
Việc hoạch định chiến lược và kế hoạch SXKD của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động cần phản ánh toàn diện và cân bằng mọi khía cạnh mục tiêu về tài chính, khách hàng, hoạt động và nguồn lực nhằm đảm bảo tối ưu hóa hoạt động và duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, như đã đề cập ở các chương trước, chiến lược chỉ có thể được quản trị khi được định nghĩa cụ thể về kết quả hoàn thành và phương pháp đo lường.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc Key Performance Indicators (KPI – Chỉ số đánh giá năng suất chính) hoặc Objectives & Key results (OKR – Mục tiêu và kết quả then chốt). Mỗi phương pháp có những đặc tính áp dụng riêng biệt, trong đó KPI thường phù hợp với các doanh nghiệp đã có sự ổn định trong vận hành với mục tiêu, kết quả công việc có chu kỳ cố định và có thể đo lường kết quả một cách chính xác. OKR phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức linh hoạt, có tính chất hoạt động không theo chu kỳ nhất định.


Các yếu tố về chiến lược của doanh nghiệp theo thẻ điểm cân bằng

 

1. Yếu tố tài chính

 

Để đảm bảo giá trị dài hạn cho cổ đông, doanh nghiệp cần tối ưu hóa cơ cấu giá thành
 
 

Cải thiện cơ cấu giá thành: Để đảm bảo giá trị dài hạn cho cổ đông, doanh nghiệp cần tối ưu hóa cơ cấu giá thành. Điều này bao gồm việc kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu suất sản xuất và tăng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
 
Cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản: Tối ưu hóa sử dụng tài sản làm tăng lợi nhuận. Điều này bao gồm việc quản lý tài sản dài hạn một cách hiệu quả và đảm bảo rằng chúng đóng góp vào giá trị của doanh nghiệp.
 
Mở rộng các cơ hội tăng doanh thu: Tìm kiếm và phát triển các nguồn doanh thu mới là quan trọng. Điều này có thể bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc thâm nhập vào các thị trường liên quan.
 
Tăng cường giá trị từ khách hàng: Khách hàng là nguồn thu nhập quan trọng. Doanh nghiệp cần đảm bảo họ có trải nghiệm tốt, đáng tin cậy và giá trị từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
 

2. Yếu tố khách hàng, tập hợp giá trị mang lại cho khách hàng mục tiêu

 
  Yếu tố khách hàng là những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm
 
Giá cả hấp dẫn: Giá cả hợp lý và cạnh tranh luôn thu hút khách hàng.

Chất lượng ổn định: Sản phẩm hoặc dịch vụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Giao hàng nhanh chóng: Sự đáp ứng nhanh chóng đối với nhu cầu của khách hàng giúp tạo ấn tượng tích cực.

Tính năng toàn diện: Sản phẩm hoặc dịch vụ nên cung cấp các tính năng và lợi ích toàn diện cho khách hàng.

Dịch vụ tận tình, chu đáo: Dịch vụ khách hàng xuất sắc và chu đáo tạo sự kết nối và lòng trung thành của khách hàng.

Thương hiệu tin cậy: Xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy giúp tạo niềm tin trong lòng khách hàng.

Đa dạng về lựa chọn sản phẩm: Cung cấp sự đa dạng trong sản phẩm hoặc dịch vụ giúp thu hút nhiều loại khách hàng.


 

► Xem thêm: Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện giá bao nhiêu? Chi phí triển khai như thế nào?


3. Yếu tố quy trình nội bộ

 

Yếu tố quy trình nội bộ là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần lưu ý
 
Quản lý cung ứng - sản xuất: Quản lý cung ứng nguyên liệu đầu vào, sản xuất, quản lý kho vận sản phẩm và chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định quy trình sản xuất và cung ứng.

Quản lý marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng: Quản lý quy trình từ việc tìm kiếm và phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng, đến cung ứng và giao hàng là quan trọng để tạo trải nghiệm khách hàng xuất sắc.

Quy trình đổi mới, nghiên cứu phát triển: Đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ, nghiên cứu và cải tiến là cách doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tạo ra giá trị mới.

Quy trình liên quan đến trách nhiệm xã hội: Đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các trách nhiệm xã hội liên quan đến môi trường, an toàn và sức khỏe là quan trọng để duy trì sự tin cậy và bền vững.
 

4. Yếu tố học hỏi và phát triển

 
Con người và tổ chức phải được đầu tư vào bồi dưỡng và phát triển kỹ năng
 
Nguồn lực: Con người và tổ chức phải được đầu tư vào bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức của nhân viên và cải thiện văn hóa tổ chức giúp tạo nền tảng cho sự thành công.

Hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu: Kết nối và quản lý hệ thống công nghệ thông tin cũng như đảm bảo dữ liệu chính xác và kịp thời là cơ sở cho sự phát triển và quản lý hiệu quả.


Kết luận

Như vậy, việc xây dựng và thực hiện chiến lược dựa trên thẻ điểm cân bằng, tập trung vào các yếu tố tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển là cách giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh đang biến đổi liên tục. Điều này đòi hỏi sự cam kết và liên tục cải tiến từ phía doanh nghiệp để đáp ứng và vượt qua mọi thách thức.
 
 

► Xem thêm: Các Quản trị doanh nghiệp hiện đại là gì? Vai trò và xu hướng quản trị trong doanh nghiệp

 

Ban biên tập ASOFT