Vai trò và cách thức tối ưu hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp

Ngày đăng 24-11-2022

Với hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp chặt chẽ, người dùng có thể giảm bớt sự lãng phí và tập trung vào các việc làm mang lại nhiều giá trị hơn. Tuy nhiên, không phải ai nào cũng hiểu được vai trò và lợi ích của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, ASOFT sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, đồng thời định hướng xây dựng một hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp hoàn thiện nhất. 


Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp là gì? 

Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp là bộ công cụ nhằm hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp. Hệ thống hỗ trợ người dùng hiện thực hóa những chiến lược, chính sách, quy tắc, quy trình, thủ tục. Phần mềm ERP được ứng dụng trong mọi khâu triển khai, thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh cũng như những nghiệp vụ quản lý liên quan khác.

Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp được hoạch định khác nhau dựa trên từng phương pháp quản trị cụ thể như: 

Hệ thống kiểm soát nội bộ: Doanh nghiệp chú trọng việc giảm thiểu nguy cơ, rủi ro ở giai đoạn vận hành, sản xuất đến khi hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ.

Hệ thống sản xuất được tinh gọn: Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp giúp tăng năng suất, tăng sản lượng, giảm chi phí đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất. 

Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp là gì?
Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp là gì? 

Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp (hệ thống ERP): Đây là hệ thống quản lý toàn diện, có thể xử lý nhanh chóng mọi vấn đề phát sinh. 

Hiện nay, việc áp dụng hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp là giải pháp được nhiều tổ chức lựa chọn. Bằng cách quản trị, phân bổ, liên kết nguồn lực hiệu quả, hệ thống quản trị ERP sẽ tạo ra một nền tảng hoạt động kinh doanh vững chắc cho doanh nghiệp. 

► Xem thêm: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trước những đổi mới công nghệ của thời đại 4.0

Vai trò của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp 

Thông qua hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể xây dựng bộ máy quản trị, ứng dụng thành tựu công nghệ phù hợp. Không những vậy, vai trò của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp còn được thể hiện qua những khía cạnh dưới đây: 

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh việc áp dụng phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp theo nhu cầu, đặc thù hoạt động riêng. Nền tảng ERP này thích ứng tốt dù tổ chức của bạn đang thay đổi liên tục để phát triển. 

Vai trò của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp
Vai trò của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp 

Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp cung cấp cho người dùng nguồn dữ liệu đáng tin cậy, cho phép truy cập từ các vị trí khác nhau, thông qua nhiều thiết bị hỗ trợ cho người dùng. ERP giúp cải thiện độ chính xác, nhất quán dữ liệu đồng thời bảo mật tài nguyên thông tin an toàn trước những nguy cơ bị rò rỉ hay bị đánh cắp dữ liệu.

Xem thêm: Thế nào là một phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp tốt?

Cách thức tối ưu hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp

Ban quản lý cần thống nhất cách thức triển khai 

Để ứng dụng tốt hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đạt được sự đồng thuận. Cần phải thống nhất các mục tiêu, ban hành chiến lược hành động đồng thời truyền thông đến từng thành viên. 

Người lãnh đạo phải chia nhỏ mục tiêu theo giai đoạn nhằm phân chia công việc hợp lý. Trong khi đó, đội ngũ nhân sự cần nắm được vị trí của mình trên bức tranh tổng quan, tập trung hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.  

Chọn nhà cung cấp phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp uy tín

Đơn vị cung cấp phần mềm ERP uy tín, chất lượng sẽ giúp quá trình thao tác, chuyển đổi hệ thống diễn ra suôn sẻ. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp tìm ra các nhà cung cấp, tư vấn phù hợp? 

Khi tìm hiểu về các đơn vị cung cấp trên thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn sau: 

Hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp làm nổi bật lợi thế cạnh tranh như thế nào? 

Giải pháp ERP này giúp khắc phục khó khăn hiện tại trong doanh nghiệp như thế nào? 

Giải pháp quản trị doanh nghiệp có phù hợp với văn hóa, mô hình hoạt động của công ty không? 

Cách thức tối ưu hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp
Cách thức tối ưu hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp

Kinh nghiệm, mức độ uy tín của nhà cung cấp đối với các đơn vị khác? 

Ở bước này, người lãnh đạo cần phác thảo sơ đồ cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, làm rõ các chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận. Cụ thể là:

Xây dựng hệ thống quản lý tài chính – kế toán 

Xây dựng dựng hệ thống quản lý nguồn nhân lực

Xây dựng hệ thống quản lý bán hàng

Xây dựng hệ thống quản trị điều hành

Kiểm tra hiệu quả của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp

Nhằm đảm bảo tiến độ công việc, doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá hệ thống định kỳ. Quá trình kiểm tra đều đặn giúp cho doanh nghiệp kịp thời phát hiện những lỗi sai trong toàn bộ quy trình, dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra.

Kiểm soát chi phí

Chi phí thực tế của hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp thường cao với hơn dự tính ban đầu của các tổ chức. Để kiểm soát chi phí tối đa, các nhà lãnh đạo cần hoạch định kế hoạch ngân sách chi tiết đồng thời quyết toán thường xuyên. 

Ngoài ra, doanh nghiệp nên lưu ý dự trù ngân sách từ khi bắt đầu cho đến hai tháng sau khi chiến dịch cải tiến hệ thống quản lý toàn diện doanh nghiệp kết thúc.

Theo dõi hành trình hoàn thành mục tiêu

Khác với thành công về doanh số, rất khó khăn để xác định mức độ thành công của quá trình ứng dụng phần mềm ERP. Bởi lẽ, quá trình này bao gồm nhiều yếu tố vô hình như quản trị sự thay đổi hay sự tuân thủ của đội ngũ. 

Đó là lý do doanh nghiệp cần đặt ra nhiều tiêu chuẩn để đo lường dựa vào các mốc thời gian, hiệu suất hoặc kết quả bán hàng… Người lãnh đạo cần kiểm tra báo cáo công việc mỗi ngày nhằm nắm bắt kịp thời các ưu, nhược điểm trong cách thức làm việc mới.

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng các công cụ, nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp

Tạm kết:

ASOFT ERP được thiết kế với tính năng linh hoạt, tích hợp đa nền tảng và có thể kết nối với các hệ thống khác để tạo thành một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp toàn diện. Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô, phần mềm sẽ đóng vai trò là thành tố trung tâm tạo nên nền móng công nghệ vững chắc cho quá trình thay thế và nâng cấp hệ thống quản trị.

Ngoài ra, nếu quý khách hàng quan tâm đến các vấn đề phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; quản trị quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và tiền lương, đồng thời cần hỗ trợ tư vấn thêm và demo miễn phí: Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

Ban Biên Tập ASOFT