4 Nguyên nhân khiến quá trình chuyển đổi số chậm trễ

Ngày đăng 05-08-2021
Quá trình Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh công nghệ để dổi mới mô hình kinh doanh và vận hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây vẫn là thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp; trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng ASOFT nhận diện nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau đây.


► Xem thêm: 5 Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Những nguyên nhân khiến quá trình chuyển đổi số chậm trễ

“Tôi muốn ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, khi tiếp xúc và tìm hiểu các giải pháp từ nhiều nhà cung cấp; tôi lại hoang mang và mơ hồ trong các kiến thức và thuật ngữ chuyên môn. Vì tôi không hiểu, nên tôi không dám quyết định đầu tư”

Đó là lời chia sẻ của Giám đốc công ty thực phẩm 2030 tại sự kiện Digital Transformation Outlook 2020; và cũng là nỗi niềm của không ít chủ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Theo đó, việc không cùng ngôn ngữ và rào cản về các kiến thức công nghệ là một trong những nguyên nhân chính; gây trở ngại và gián đoạn quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nhất là đối với các doanh nghiệp SME, vốn bị hạn chế về tài chính, vật chất và nguồn lực con người.

Đó là một nguyên nhân nhỏ trong vô số các rào cản khác đang hiện hữu hiện nay. Theo các chuyên gia nhận định và lý giải, thì việc thị trường chậm trễ trong chuyển đổi số có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân phổ biến sẽ được đề cập chi tiết ngay trong phần tiếp theo đây.

1. Sự gắn kết lạc lõng giữa lợi ích chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh

Khi quá trình chuyển đổi số không phải là: Thấy người khác chuyển đổi, thì mình chuyển đổi theo; hoặc chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng,… Mà chưa hiểu rõ về tầm quan trọng và lợi ích chuyển đổi số. Nói thế đó là, nhiều doanh nghiệp lao mình vào việc phải ứng dụng công nghệ; phải mua phần mềm về áp dụng cho bộ phận, phòng ban của mình,.. Nhưng lại bỏ ngõ về việc ứng dụng công nghệ để làm gì; cần phần mềm như thế nào để giải quyết những vấn đề gì?;…

Xây dựng tính gắn kết giữa mô hình kinh doanh với lợi ích chuyển đổi số
Xây dựng tính gắn kết giữa mô hình kinh doanh với lợi ích chuyển đổi số

Chính vì thiếu đi các mục tiêu, mà trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn phần mềm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau; doanh nghiệp dễ rơi vào hoang mang với vô số lời đề nghị, vô số lựa chọn/ giải pháp khác nhau được mời chào. Để rồi mất phương hướng và lựa chọn sai lầm.

Vì vậy, trước khi đi tìm một giải pháp, hãy xác định mục tiêu và những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đạt được trước; liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh và chuyển đổi số của doanh nghiệp. Sau đó hãy bắt đầu đi tìm giải pháp và nhà cung cấp có thể giúp bạn hiện thực hoá điều đó.

2. Nhận thức chưa đồng đều giữa các bộ phận về quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều trường hợp, quy trình chuyển đổi số bị tắc nghẽn ngay trong chính doanh nghiệp. Vì bộ phận này ưng thuận, nhưng đến bộ phận khác lại nảy sinh các ý kiến khác nhau. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa đồng đều giữa các bộ phận với nhau trong doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp và con người luôn là hai vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm; trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số. Vì xét cho cùng, công nghệ chỉ là một công cụ hỗ trợ; và con người mới là chủ thể vận hành và tạo nên hiệu quả. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị con người trước sự thay đổi. Và điều đó đã khiến không ít doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính – cũng không thoát được thất bại.

3. Nhà lãnh đạo thiếu sự mạnh dạn trong đầu tư

Quá trình chuyển đổi số chính là một khoản đầu tư dài hạn. Mà khoản đầu tư này sẽ không mang lại lợi ngay tức thì được. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn rụt rè trong đầu tư, vì:

  • Nguồn lực tài chính hạn hẹp
  • Tư duy ngại đánh đổi và đầu tư dài hạn
  • Chưa hiểu rõ về tiềm năng và lợi ích của chuyển đổi số mang đến
  • Tư duy ngại thay đổi trong vận hành và điều hành doanh nghiệp
  • ……

Chung quy những vấn đề trong nguyên nhân thứ 3 này xuất phát từ vị trí đầu tàu của chuyển đổi số – Nhà lãnh đạo. Dự án chuyển đổi số sẽ mặc nhiên thất bại, nếu nhà lãnh đạo vẫn chưa sẵn sàng về kiến thức; và tư duy chấp nhận thay đổi để cải thiện hiệu quả.

► Xem thêm: 9 Hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu

4. Quá trình chuyển đổi số nửa vời

Đây là một hiện tượng rất dễ thấy ở đa số các doanh nghiệp hiện nay. Mà không chỉ là chuyển đổi số “một nửa”, mà còn là chuyển đổi số “nhiều nửa”. Đó là khi các doanh nghiệp ứng dụng một hoặc một vài phần mềm quản lý nhỏ lẻ vào vận hành và quản lý doanh nghiệp – MỘT CÁCH RỜI RẠC và TÙY TIỆN

Chuyển đổi số "một nửa" - Căn bệnh dễ gặp ở các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số “một nửa” – Căn bệnh dễ gặp ở các doanh nghiệp

Không khó để thấy những chủ doanh nghiệp không có tầm nhìn. Khi bộ phận nào đụng việc khó khăn, thì giao cho bộ phận ấy tự đi tìm một phần mềm riêng để sử dụng. 10 phòng ban thì không dưới 1 chục dạng phần mềm khác nhau từ tính năng đến giải pháp. Và chủ doanh nghiệp đã tự cho rằng doanh nghiệp mình đã “chuyển đổi số toàn diện”.

Rõ ràng, doanh nghiệp ấy chỉ đang thực hiện ở giai đoạn số hóa; và đang sai hướng chuyển đổi số một cách trầm trọng. Vì thiếu mất một yếu tố vô cùng quan trọng: Tính liên kết dữ liệu.

Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình chuyển đổi số

1. Tạo ra sự đồng thuận và xây dựng tiếng nói chung giữa các phòng ban

Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích của chuyển đổi số và mục tiêu kinh doanh – Đây được xem là khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Việc thuyết phục để từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận sự thay đổi. Sự thay đổi ấy sẽ bắt đầu từ thói quen, quy trình xử lý công việc, đến các thay đổi về công nghệ. Đây rõ ràng là một quá trình không hề dễ dàng đối với các nhà quản lý.

Xây dựng sự đồng thuận và tiếng nói chung giữa các phòng ban trong quá trình chuyển đổi số
Xây dựng sự đồng thuận và tiếng nói chung giữa các phòng ban trong quá trình chuyển đổi số

Chẳng hạn, muốn chuyển đổi số cho phòng marketing; thì các vị trí như CIO, CTO và CMO cần phải liên kết và đồng thuận với nhau. Tuy nhiên ở mỗi vị trí đều có chuyên môn, ngôn ngữ giao tiếp khác nhau; và hướng đến các mục tiêu riêng khác nhau. Vì thế, để tạo được sự đồng thuận, doanh nghiệp nên hướng đến thành lập một nhóm; liên kết, kết nối và chia sẻ với nhau. Để tìm ra những mục tiêu chung, đồng thuận hướng đi và hướng tiếp cận. Chỉ khi đó, quá trình thực thi chuyển đổi số mới có thể triển khai xuyên suốt và đồng bộ; tránh được các bất đồng và xung đột trong nội bộ doanh nghiệp.

2. Nhanh chóng bắt kịp xu hướng trước khi bị tụt lại

Quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt diễn ra từ khá sớm; nhưng do tốc độ chuyển đổi chậm mà đang dần bị tụt lại. Xuất phát từ các lo lắng và sự thận trọng quá mức của các nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công nghệ đang thay đổi chóng mặt từng ngày. Điển hình trong giai đoạn năm 2013, xuất hiện thuật ngữ cơ sở dữ liệu lớn – big data. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn xem đây là cuộc chơi xa vời không cần thiết. Chỉ cho đến vài năm sau, big data đang hiện hữu và gây sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh doanh.

Quá trình chuyển đổi số nên triển khai song song với tốc độ phát triển công nghệ
Quá trình chuyển đổi số nên triển khai song song với tốc độ phát triển công nghệ

Hay ví dụ trong ngành vận chuyển hành khách. Khi các hãng taxi công nghệ phải chật vật chống chọi trước ảnh hưởng của các hãng xe công nghệ. Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ đã giúp các hãng xe công nghệ xây dựng được lợi thế cạnh tranh riêng; nhờ mang đến sự tiện lợi, minh bạch và chính xác nhất. Tầm ảnh hưởng của các hãng xe công gnhệ đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng; và đã chiếm lĩnh thị trường vận chuyển hành khách.

Tất cả những dẫn chứng trên, doanh nghiệp có thể nhận ra ngay trong thị trường hiện tại; mà nhất là trong thời điểm giãn cách vì đại dịch hiện nay. Sức ảnh hưởng của công nghệ là vô cùng lớn và đang thay đổi từng ngày. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lường trước các thay đổi có thể xảy ra; để có thể có những giải pháp phù hợp và thiết thực nhất.

3. Bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo trước; tính đến công nghệ sau

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn không có chức vụ rõ ràng trong bộ máy điều hành; chính vì thế mà gặp hạn chế khi đầu tư công nghệ một cách bài bản. Nên chuyển đổi số mới chỉ loay hoay ở bước tối ưu hoá các hoạt động quản trị mà thôi.

Nhận thức hiện tại của các nhà lãnh đạo chỉ thiên về công nghệ là chính. Nhưng bản chất chuyển đổi số muốn thành công, phải bắt đầu từ mô hình và tư duy kinh doanh. Tuy nhiên, với các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của nền kinh tế; sự nhận thức về tính cấp thiết của chuyển đổi số đã khá cao và được thực hiện một cách khá đồng đều. Điển hình là trong các ngành tài chính – ngân hàng, bưu chính viễn thông,.. Đa phần lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều xác định chuyển đổi số là cơ hội sống còn duy nhất; để tồn tại trong môi trường cạnh tranh.

4. Tư duy chấp nhận rủi ro và thay đổi

Đây chính là tiền đề quan trọng nhất trong bất kỳ một quá trình chuyển đổi nào. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng và tác động đến thực tại. Nếu như doanh nghiệp chỉ trung thành với những thói quen xưa cũ, ngại thay đổi, ngại bước ra vùng an toàn; thì chắc chắn một điều: Chuyển đổi số sẽ không thể thực thi.

Đây là một dự án đòi hỏi nhiều sự quyết tâm và dám đương đầu thử thách. Các doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể có một con đường an toàn 100%; mà đòi hỏi nhiều phép thử đúng-sai và tinh thần chấp nhận rủi ro.

Tạm kết

Điều làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia, đó là sự thông thái. Bởi vì chúng ta đã có thể bỏ qua những điều mang tính nền tảng truyền thống; bỏ qua các tư duy cũ lặp đi lặp lại. Và nhường phần việc đó cho trí tuệ nhân tạo AI, cho big data, công nghệ điện toán đám mây,…

Để được tư vấn về các giải pháp công nghệ ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số. Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Xây dựng quy trình chuyển đổi số với 5 bước cơ bản

Ban Biên tập ASOFT.