Khó khăn và giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngày đăng 06-12-2022

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số đã trở thành “chìa khóa” thành công cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Trong bối cảnh ấy, đa số các doanh nghiệp Việt bắt đầu quan tâm nhiều hơn về chuyển đổi số cũng như xây dựng những bước đầu cho con đường số hóa của mình. 

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn còn là một bài toán khó và tồn tại nhiều rào cản. Vậy với số vốn ít cộng với việc đầu tư vào công nghệ còn hạn chế thì đâu là giải pháp tốt nhất giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số? 


Khó khăn của chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo báo cáo của Cisco vào năm 2020, hơn 72% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang có những bước tiến mới trên con đường số hóa. Mặc dù vậy, họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số:

Hạn chế chi phí đầu tư vào công nghệ số

Thông thường, các dự án đầu tư vào công nghệ sẽ tiêu tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp, từ quá trình đầu tư công cụ, đổi mới quy trình, cho đến xây dựng hệ thống,... Vậy nên, khi việc trang bị và đầu tư mà chưa rõ kết quả, lợi ích thì chủ doanh nghiệp vẫn còn rất phân vân trước khi bắt tay cào đầu tư. 

Khó khăn của chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khó khăn của chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thiếu hụt thông tin về các giải pháp chuyển đổi số

Hiện nay nhiều giải pháp chuyển đổi số xuất hiện trên thị trường ngày một đa dạng và phong phú. Điều đó đồng nghĩa với việc để doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu kinh doanh, sản xuất mà tổ chức cần càng trở nên khó chọn lọc. Một số những giải pháp chuyển đổi số đang được doanh nghiệp quan tâm và ưa chuộng phải kể đến là:

Phần mềm ERP

Phần mềm ERP được viết tắt từ Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) bao gồm những công cụ quản lý quy trình kinh doanh. Chuyển đổi số bằng việc ứng dụng ERP giúp quản lý thông tin trong một doanh nghiệp, tổ chức. ERP chính là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý kinh doanh – sản xuất, thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích và diễn giải. 

Xây dựng quy trình quản trị mọi bộ phận trong doanh nghiệp hiệu quả, từ marketing, sales cho đến quản trị nhân sự, kế toán, sản xuất,... Tất cả dữ liệu đều được đồng bộ hóa vào một hệ thống sau đó cập nhật theo thời gian thực một cách chính xác.

Phần mềm CRM 

Phần mềm CRM là giải pháp chuyển đổi số được ưa chuộng giúp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing, sales đồng thời có những chính sách quản lý, chăm sóc khách hàng hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng thu hút, giữ chân đồng thời cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

Khó khăn khi thay đổi văn hóa tổ chức: Khi triển khai dự án chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với quá trình thay đổi lại quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như những thói quen và cách làm việc cũ của toàn bộ hệ thống nhân sự. 

Phần mềm CRM
Phần mềm CRM 

Nhận thức trong chuyển đổi số còn hạn chế: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về chuyển đổi số dẫn đến quá trình áp dụng công nghệ, lựa chọn giải pháp chuyển đổi chưa hiệu quả. Các lãnh đạo và người quản lý cần nâng cao thêm kiến thức về chuyển đổi số để loại bỏ những rào cản này. 

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhìn chung, những rào cản trong quá trình chuyển đổi số chỉ là những khó khăn ban đầu trên hành trình thay đổi và ứng dụng các nền tảng công nghệ của doanh nghiệp chứ nó không thể cản bước được xu thế của doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp có những bước chuyển mình tốt nhất khi ứng dụng công nghệ số, trước khi bắt tay vào chuyển đổi số, doanh nghiệp bạn cần phải sẵn sàng cho việc:

Cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu

Việc trích xuất, khai thác thông tin doanh nghiệp giúp cho nhân viên nắm rõ hơn các hoạt động, khách hàng và đối tác. Từ đó, thúc đẩy  quá trình trao đổi thông tin trong các bộ phận, cải thiện những mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp từ đó đạt hiệu suất công việc cao hơn.

Ứng dụng giải pháp công nghệ phù hợp

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì quá trình lựa chọn một ứng dụng công nghệ phù hợp là một yếu tố cần thiết và quan trọng để đảm bảo năng suất công việc, lợi nhuận doanh nghiệp mà vẫn tiết kiệm được chi phí đầu tư. 

Trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã nắm bắt được xu thế và sớm thực hiện các hoạt động chuyển đổi số, họ có nhu cầu chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình trực tuyến. Sự thay đổi tư duy về các kênh mua sắm online, website thương mại điện tử hứa hẹn tiếp tục gia tăng cũng như tăng trưởng trong thời gian tới tại Việt Nam. Và việc tạo dựng các website bán hàng chuyên nghiệp với chi phí, giá thành hợp lý, khả năng quản lý nhiều kênh khác nhau, hỗ trợ quản lý mọi đơn hàng và thông tin khách hàng linh hoạt, chính xác cũng như vận chuyển hàng hóa và các hoạt động về marketing. Website là tiêu chí để các doanh nghiệp SME suy nghĩ đến khi chuyển đổi số. 

► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Đảm bảo sự liền mạch trong hệ thống quản trị

Mục đích chính của chuyển đổi số là hợp lý hóa quy trình công việc qua đó cải thiện trải nghiệm khách hàng, cho nên việc liền mạch trong quản lý nhằm đảm bảo liên lạc là điều cần thiết. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trước khi bắt tay vào chuyển đổi số cần suy nghĩ đến bất kì giải pháp chuyển đổi nào cũng nên tối ưu lại toàn bộ hệ thống, phân mảnh công việc đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận.

Định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xu hướng chuyển đổi số với với các giải pháp phần mềm ERP

Theo dòng chảy của công nghệ và kỹ thuật, phần mềm ERP ngày càng được nâng cấp nhằm phù hợp với mọi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số xu hướng để triển khai phần mềm ERP đang được ưa chuộng hiện nay:

Ứng dụng ERP đám mây 

Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm ERP đám mây nhằm tận dụng lợi thế của việc triển khai đơn giản hơn, chi phí thấp, chức năng mới, ít tốn tài nguyên nội bộ hơn. Ưu điểm trong quá trình chuyển đổi số này là khả năng dễ dàng bổ sung các chức năng,  thích ứng tốt với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Đại dịch covid là đòn bẩy thúc đẩy ERP đám mây tiếp cận với nhiều doanh nghiệp hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp có sự chuyển dịch từ phần mềm tại chỗ qua phần mềm ERP đám mây. Bởi vì phần mèm ERP đám mây cho phép nhân sự hoàn thành công việc ở bất cứ đâu có kết nối internet mà không cần phải làm việc tại văn phòng. 

Ứng dụng giải pháp ERP hai tầng

Trước đây, các doanh nghiệp thường triển khai một hệ thống ERP duy nhất cho tất cả trụ sở chính và các văn phòng khu vực cũng như công ty con. Cách này thường tốn kém và khó thực hiện. Vì vậy các doanh nghiệp thường áp dụng cách triển khai phần mềm ERP hai tầng. Đây cũng là một xu hướng ERP hàng đầu vào những năm gần đây. Khi đó, công ty tổng triển khai một hệ thống ERP lớn, phức tạp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản trị toàn bộ hệ thống. Trong khi đó, các công ty con, văn phòng chỉ cần áp dụng các giải pháp ERP đơn giản, dễ triển khai và sử dụng.

Xu hướng chuyển đổi số với với các giải pháp phần mềm ERP
Xu hướng chuyển đổi số với với các giải pháp phần mềm ERP

Công nghệ khác tích hợp với hệ thống ERP

Các doanh nghiệp hiện có xu hướng tích hợp các ứng dụng kinh doanh với những công nghệ mới khác, bao gồm IoT, nhằm cải thiện các quy trình cốt lõi. Một số công ty tích hợp giải pháp ERP với thương mại điện tử giúp cải thiện quy trình đặt hàng trực tuyến, tự động kích hoạt và thực hiện đơn hàng, cập nhật định mức tồn kho và lịch sử thanh toán.

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Tạm kết 

Chuyển đổi số đã mang lại nhiều giá trị ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, các doanh nghiệp cần phải đặt ra những mục tiêu cùng với những chiến lược chuyển đổi số linh hoạt, hợp lý để bắt kịp với thời đại, giúp ích cho sự phát triển lâu dài. 

Bài viết trên đã tổng hợp về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Để được tư vấn và Demo về lộ trình chuyển đổi số theo đặc thù doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123

 
BAN BIÊN TẬP ASOFT