6 Giai đoạn chuyển đổi số và các vấn đề cốt yếu của việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số

Ngày đăng 18-08-2021
Tất cả đều biết rằng, chuyển đổi số là một hành trình dài hơi và tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Để có thể đến mục tiêu một cách chính xác, doanh nghiệp cần một lộ trình phương hướng. Bài viết sau sẽ đề cập đến 6 giai đoạn trong chuyển đổi số và các vấn đề cốt lõi trong xây dựng lộ trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.


► Xem thêm: 4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

Hành trình chuyển đổi số ở mỗi doanh nghiệp mỗi khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình huống, mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Vốn là một chặng đường dài và không chắc chắn; doanh nghiệp cần xác định được từng bước, từng cột mốc trên chặng đường đó. Để có thể từng bước thực hiện mà không bị lạc lối và mất phương hướng.

Chắc chắn rằng, đối với mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề cốt yếu, những điểm được ưu tiên và chiến lược phát triển riêng. Nhưng cơ bản nhất, một doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ trải qua 6 giai đoạn; được đề cập chi tiết hơn trong phần tiếp theo.

6 Giai đoạn chuyển đổi số và những thay đổi xảy ra trong doanh nghiệp

Lộ trình chuyển đổi số gồm 6 bước phát triển cơ bản. Mà đa phần các daonh nghiệp đã bắt đầu và hoàn thiện ở 2 bước đầu tiên. ĐÓ là Tin học hoá và Kết nối. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp 4 giai đoạn tiếp theo được triển khai và giúp doanh nghiệp trưởng thành trong công nghệ số.

 6 giai đoạn chuyển đổi số và những thay đổi xảy ra trong doanh nghiệp
6 Giai đoạn chuyển đổi số và những thay đổi xảy ra

Giai đoạn chuyển đổi số thứ nhất – TIN HỌC HÓA (Computerisation)

Giai đoạn đầu tiên và cơ bản nhất trong lộ trình chuyển đổi số, đó là Tin học hoá, hay Số hoá. Giai đoạn này sẽ tạo nên nền tảng kỹ thuật số và dữ liệu cho quá trình chuyển đổi số.

Khi máy tính ra đời. Dữ liệu bắt đầu được số hoá và lưu trữ dưới dạng file mềm. Bằng các công cụ tạo dựng ban đầu như MS Office Exel, Word,.. và lưu, truyền qua Chat, Drive, Dropbox,.. Qua đó là sự thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cho việc lưu trữ số lượng lớn thông tin. Mang đến tính hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp; tiết kiệm thời gian và năng cao năng suất làm việc.

► Xem thêm: 9 Lý do doanh nghiệp cần tự động hóa chi phí với giải pháp phần mềm quản lý

Giai đoạn chuyển đổi số thứ hai – KẾT NỐI (Connectivity)

Trong hoạt động của các doanh nghiệp, dữ liệu và thông tin cần được tập hợp và bổ sung cho nhau; vượt qua khoảng cách về không gian và thời gian. Nhằm mang đến tính chính xác, thống nhất và hiệu suất. Đó chính là giai đoạn thứ hai của lộ trình chuyển đổi số: Kết nối. Trong giai đoạn này, dữ liệu và thông tin không còn bị cô lập hoặc nội bộ trong một khu vực nữa; mà được kết nối và đồng bộ với nhau theo thời gian thực.

Ví dụ dễ hiểu như trong lĩnh vực ngân hàng chẳng hạn. Khi người dùng thực hiện rút tiền ở một địa điểm; tài khoản của người ấy phải được cập nhật trên toàn bộ hệ thống chi nhánh của ngân hàng ấy – theo thời gian thực. Đó chính là tính kết nối của dữ liệu thông tin.

Kết nối dữ liệu để đồng bộ thông tin theo thời gian thực trong giai đoạn chuyển đổi số
Kết nối dữ liệu để đồng bộ thông tin theo thời gian thực

Nhiều doanh nghiệp ngộ nhận đây đã là chuyển đổi số. Tuy nhiên, về bản chất, đây chỉ bước khởi đầu mang tính chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số thực sự.

Giai đoạn chuyển đổi số thứ ba – TRỰC QUAN HÓA (Visibility)

Khi dữ liệu trong doanh nghiệp ngày một tăng lên theo thời gian. Giữa một biển thông tin như thế, giai đoạn thứ 3: Trực quan hóa là giai đoạn tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số; nhằm biến dữ liệu thành những thống kê, báo cáo có ý nghĩa hơn.

Đây là lúc Dữ liệu lớn – Big Data trở thành mảnh đất trù phú để doanh nghiệp khai thác. Dữ liệu rộng lớn và khổng lồ thường gây ra những rào cản trong việc hiểu và tônge hợp thành các kết quả mong muốn. Trong giai đoạn Trực quan hoá này, dữ liệu sẽ được thể hiện ở những định dạng dễ hiểu và ý nghĩa hơn. Như bảng biểu, biểu đồ, con số,.. theo thời gian thực. Giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin, kết quả, xu hướng một cách chính xác.

Hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp, quy trình này đang tiêu tốn lớn nguồn nhân lực để xử lý. Ví dụ như việc thống kế, báo cáo định kỳ/ theo chiến dịch; vẫn cần rất nhiều sự can thiệp của con người và thời gian. Tuy nhiên lại thiếu sự chính xác và mất đi yếu tố realtime đáng giá.

Để hiện thực giai đoạn này trong doanh nghiệp, việc thu tập, phân loại và lưu trữ dữ liệu cần được thực hiện đồng bộ, theo quy mẫu. Có được những lợi ích trong giai đoạn trực quan hoá này; doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra?” trong doanh nghiệp mình chính xác và thực tế hơn.

Giai đoạn chuyển đổi số thứ tư – MINH BẠCH HÓA (Transparency)

Phức tạp và nâng cao hơn giai đoạn thứ 3; ở giai đoạn minh bạch hoá này, dữ liệu được liên kết nhằm tạo nên thông tin theo ngữ cảnh cụ thể; cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định phức tạp và quan trọng hơn.

 Trả lời được câu hỏi: " Tại sao điều này lại xảy ra như vậy? trong giai đoạn chuyển đổi số Minh bạch hoá
Trả lời được câu hỏi “Tại sao điều này lại xảy ra như vậy?” trong giai đoạn chuyển đổi số Minh bạch hoá

Doanh nghiệp sẽ có thể trả lời được câu hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra như vậy?”; từ nguồn dữ liệu của doanh nghiệp mình. Khả năng dự đoán của doanh nghiệp nằm ở sự hiểu biết về dữ liệu. Thay vì chỉ biết được hiện trạng, dữ liệu cũng có thể thể hiện được nguyên nhân dẫn đến kết quả. Thông thường, khi xây dựng dữ liệu lớn, các doanh nghiệp thường triể khai song song với các hệ thống ERP. Từ đó có thể cung cấp một nền tảng chúng. Có thể sử dụng để thực hiện các phân tích dữ liệu một cách bài bản và chi tiết nhất.

Giai đoạn chuyển đổi số thứ năm – KHẢ NĂNG TIÊN ĐOÁN (Predictive)

Khả năng tiên đoán là điều mà mọi doanh nghiệp đều muốn có được. Nó cho phép doanh nghiệp có đầy đủ thời gian, cơ sở để ứng phó với những điều có thể xảy ra trong tương lai; mà không phải bị động và thiếu chuẩn bị như trước. Năng lực dự đoán của một công ty phụ thuọc nhiều vào nền tảng mà doanh nghiệp đã thực hiện trước đó. Đó có thể là một xu hướng nhu cầu tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định; đã được hệ thống ghi nhận trong quá khứ. Hoặc tác động của giá xăng dầu ngoài thị trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn. Điều đó giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi:” Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

Khi một dữ liệu được tập hợp và xây dựng đúng cách; kết hợp với các kiến thức và mô hình phân tích của hệ thống phần mềm; sẽ đảm bảo tính chính xác và khả thi của các dự đoán. Doanh nghiệp có thể xây dựng các kịch bản ứng phó với các biện pháp phù hợp được chuẩn bị kỹ càng.

► Xem thêm: Tư duy lãnh đạo – Chìa khóa làm nên thành công trong thời đại công nghệ số

Giai đoạn chuyển đổi số thứ sáu – KHẢ NĂNG THÍCH NGHI (Adaptable)

Khả năng thích ứng liên tục cho phép một công ty có thể ủy thác một số quyết định nhất định cho các hệ thống phần mềm IT; để nó tự thích nghi và ra quyết định với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Mức độ thích ứng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các quyết định trong doanh nghiệp và tỷ lệ giữa chi phí – lợi ích.

Ví dụ ở đây, đó là việc tự động hoá điều phối giao hàng tự động. Mục tiêu của hoạt động này, đó là giảm bớt sự can thiệp gây tiêu tốn nguồn nhân lực; mang đến sự chính xác, nhanh chóng mà vẫn linh hoạt nhất. Đặc biệt trong các tình huống phát sinh để đảm bảo tiến độ giao hàng. Hoặc hệ thống có thể tự động điều chỉnh và điều phối lệnh sản xuất tương ứng.

Tự thích nghi và tự động hoá trong doanh nghiệp
Tự thích nghi và tự động hoá trong doanh nghiệp

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để có thể đạt được các phản ứng tự chủ và tự tối ưu hoá?”

Lộ trình chuyển đổi số và những yếu tố cốt lõi

Lộ trình chuyển đổi số là gì?

Lộ trình chuyển đổi số là bản kế hoạch chi tiết về thời gian, các giai đoạn tuần tự; và các bước để triển khai kế hoạch ấy. Cùng với ngân sách chi phí phù hợp cũng như cách thức để giám sát đo lường; các mục tiêu KPIs nhằm điều phối và thúc đẩy thực hiện chuyển đổi trong toàn bộ doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Theo một cách đơn giản nhất, lộ trình chuyển đổi số cũng giống như một cây cầu nối giữa chiến lược và việc thực thi; nhằm đạt được chiến lược và mục tiêu trước đó. Lộ trình các giai đoạn trong chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ ràng về khả năng của doanh nghiệp mình; khoảng cách giữa hiện tại với đích đến; cũng như xác định được các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết nhất.

Tầm quan trọng của lộ trình các giai đoạn chuyển đổi số

Lộ trình chuyển đổi số - Roadmap cho các doanh nghiệp
Lộ trình chuyển đổi số – Roadmap cho các doanh nghiệp

Mang vai trò như một tấm bản đồ, việc xác định lộ trình các bước và giai đoạn chuyển đổi số cực kỳ quan trọng. Lộ trình sẽ cung cấp một góc nhìn rộng về bức tranh triaả khai chuyển đối số toàn diện. Một hướng đến step-by-step cụ thể với các mục tiêu cho từng giai đoạn.

Nếu không có lộ trình chuyển đổi số, chuyện gì sẽ xảy ra? Đó sẽ là các quyết định chủ quan; những giai đoạn thực hiện mơ hồ, không quyết liệt, không hiệu quả. Tệ hơn, doanh nghiệp sẽ đi chệch khỏi hướng mục tiêu ban đầu; khiến không chỉ nguồn lực mà cả thời gian đổ sông bể vô ích

Xác định lộ trình chuyển đổi số là bước chuẩn bị không thể thiếu cho mọi doanh nghiệp đang và sẽ thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, điều này đỏi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư khá nhiều về thời gian và công sức. Thêm vào đó, góc nhìn thực hiện nên được nhìn nhận một cách khách quan và kinh nghiệm thực tế; để có thể đảm bảo tính ứng dụng và khả thi của nó. Vì thế, các doanh nghiệp nên lựa chọn và đồng hành cùng một đơn vị tư vấn giàu kinh nghiệm thực tiễn. Giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình và theo sát ứng dụng thành công.

► Xem thêm: Xây dựng quy trình chuyển đổi số với 5 bước cơ bản

Tạm Kết

Chuyển đổi số là một quá trình cần được đầu từ bài bản và cụ thể; để có thể diễn ra đúng hướng để tạo nên kết quả. 6 giai đoạn trên là một roadmap cơ bản nhất giúp các doanh nghiệp xác định lại vị trí hiện tại của mình; và điều hướng để hướng đến mục tiêu kinh doanh và vận hành tiếp theo.

Hỗ trợ doanh nghiệp từ những giai đoạn đầu tiên của lộ trình chuyển đổi số; ASOFT là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp phần mềm; nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trên chặng đường cải cách, ứng dụng và phát triển tiếp theo.

Các phân hệ của ASOFT phục vụ quản trị và vận hành nhiều bộ phận trong doanh nghệp
Các phân hệ của ASOFT phục vụ quản trị và vận hành nhiều bộ phận trong doanh nghệp

► Xem thêm: Các giải pháp phần mềm đặc thù cho các ngành của ASOFT

Liên hệ đến ASOFT để được tư vấn và Demo phần mềm miễn phí.
Hotline: 1900 6123 hoặc 0916.315.533
Đăng ký TẠI ĐÂY

Ban Biên Tập ASOFT.