Máy chủ (Server) là gì? Có bao nhiêu dạng máy chủ?

Ngày đăng 26-11-2020

Thuật ngữ máy chủ hay Server đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta; nhất là trong giai đoạn công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay. Đặc biệt khi hoạt động kinh doanh dần phụ thuộc trên nền tảng digital; không chỉ hiểu đúng thuật ngữ, mà các nhà quản trị cần có những kiến thức hiểu biết sâu sắc; để lựa chọn và khai thác server đúng cách.

Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về server là gì? Và các dạng server hiện nay.
 


1. Máy chủ (Server) là gì?

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet; có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập; để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Không gian một cơ sở vận hành máy chủ
Không gian một cơ sở vận hành máy chủ

Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn; năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính; hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet; bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

2. Có những loại máy chủ nào?

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân thành ba loại:. Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server), Máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây (Cloud Server).

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)

Máy chủ vật lý riêng là máy chủ chạy trên phần cứng; và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,.. . Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

Máy chủ ảo (VPS)

Máy chủ ảo là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa; để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.

Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó; và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản; có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Được biết đến rộng rãi hiện nay, máy chủ đám mây là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau; cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội; giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây; nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng; mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Một đặc điểm nổi bật của máy chủ đám mây, đó là khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi; chỉ với kết nối internet với các phần cứng khả ứng.

Xem thêm5 tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp Cloud Server cho doanh nghiệp
Xem thêmƯu nhược điểm của các dạng Server? Làm thế nào để lựa chọn dạng Server phù hợp cho doanh nghiệp 

Kết luận

Trên đây là 3 loại máy chủ hiện nay. Mỗi dạng máy chủ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định; tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tính chất của việc sử dụng. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được cơ bản máy chủ; và các dạng máy chủ hiện nay.

Ban Biên tập ASOFT